Ông Vũ Ký

- Cuộc đời & sự nghiệp -

 

Ông Vũ Ký (1921-2008) [1] là một nhà văn, nhà giáo, nhà báo, soạn giả, học giả, nhà nghiên cứu phê bình văn học có nhiều uy tín tại Việt Nam và tại hải ngoại.Tất cả công trình và cuộc đời của ông chỉ nhằm vào mục đích là bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa và văn học Việt  Nam.

Giáo Sư Vũ Ký cũng là một nhà cách mạng tích cực và lão thành. Lập trường kiên định của ông về quốc gia, tự do và dân chủ là nguyên nhân làm ông bị tù đày dưới cả 3 thể chế chính trị khác nhau tại Việt Nam. Ông sử dụng ngòi bút của mình như một vũ khí sắc bén  để chống lại chủ nghĩa thực dân, chế độ độc tài và chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1975, sau sự sụp đổ của Nam Việt Nam, ông bị cộng sản tống giam ba lần trong các trại cải tạo, và các sách báo của ông bị cấm không cho lưu hành trong nước.[3]

Ông Vũ Ký sinh năm 1921 tại Quảng Nam (Việt Nam). Suốt hơn 4 thập niên, ông đã cho xuất bản và phổ biến rộng rãi trên các tạp chí và trên diển đàn thế giới rất nhiều sách vở, tập truyện, bài báo, bình luận, nghị luận văn học. Ông là tác giả của hơn 26 tác phẩm văn chương gồm nhiều thể loại khác nhau: giáo khoa, du ký, nhật ký, ghi chú, tiểu thuyết, và nghiên cứu. Ông là một học giả uyên thâm về văn học, triết học Việt Nam và cả Tây phương. Có nhiều bài vở được ông viết bằng tiếng Pháp. Đa số tác phẩm của ông đều có một trọng điểm là khuyến khích, cổ vỏ, đề cao tinh thần thảo luận hầu duy trì và nâng cao nền văn học, văn hóa Việt Nam. Những cuốn sách nghiên cứu về văn học của ông được xem là tiêu chuẩn và là tài liệu tham khảo trong nhiều thư viện tại Âu Châu và Mỹ. [2]

Dưới tựa đề "Nobel Calling" đăng trên thời báo "The Bulletin", Jonathan Murphy đã viết về ông: " Nếu là người Nhật Bản, Vũ Ký đã được xem như một quốc báu”. [3]

Năm 1942, ông vào Đại Học Luật (Hà Nội). Ông cũng bắt đầu đi giảng dạy từ năm 1943 tại Lycée Louis Pasteur (Hà Nội), và sau đó tại trường Viên Minh, Phan Chu Trinh (Hội An, Quảng Nam), Quốc Học (Huế), Pétrus Ký và nhiều trường khác tại Sài Gòn. Một sự nghiệp giảng dạy kéo dài trên 3 thập niên cho đến năm 1976.

Ông khởi đầu làm báo với tạp chí "Đàn Bà” tại Hà Nội. Sau năm 1954, những bài viết của ông được thường xuyên xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạp chí khác nhau, như tờ "Bách Khoa", "Mai", "Văn Nghệ Tiền Phong", "Đại Dân Tộc", "Chính Luận", trong đó ông đàm-luận về những biến cố quốc gia và những sự kiện xảy ra tại miền Trung Việt Nam.

Từ 1958 đến 1965, ông làm việc cho đài phát thanh Sài Gòn, hướng dẫn chương trình "Diễn đàn thi văn''. Ông cũng phục vụ trong ủy ban trách nhiệm tự điển Việt Nam trong Hội Đồng Giáo Dục của Quốc Gia Việt Nam. [4]

Ông gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1946 trong cuộc chiến giành lại độc lập từ thực dân Pháp. Ông từng là cố vấn cho Mặt Trận Dân Tộc chống Cộng Sản của Liên Khu 5 cho đến khi ông bị bắt vào năm 1948 và bị kết án 20 năm tù khổ sai bởi Việt Minh, một tổ chức liên minh khống chế của Hồ chí Minh và Cộng sản. Ông được thả tự do vào năm 1954 sau khi Hội Nghị Genève (1954) được ký kết. Ông sau đó gia nhập nhóm chống chế độ độc tài, và bị  đày ra đảo Phú Quốc (1955 - 1958). [2]

Sau sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 1975, ông bị giam ba lần bởi chính quyền Cộng Sản trong 3 trại cải tạo.

Năm 1978, nhờ sự can thiệp của chính phủ Bỉ, ông đã được thả ra. Năm 1980, ông định cư cùng với gia đình tại Vương Quốc Bỉ. Ông qua đời tại đây vào tháng 11 năm 2008.

Trong bài viết mang tựa đề "Chuỗi Ngọc đứt rời” được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2000, ông mô tả lại từng chi tiết những sự kiện xảy ra cho ông hơn 20 năm về trước trong trại tù cộng sản, những kinh nghiệm đau thương và những cảm nghiệm tâm linh sâu xa vẩn còn sống động trong lòng ông sau bao nhiêu năm.

Mặc dù ông không phải là một người Công Giáo vào thời điểm ông bị tù đày, nhưng ông đã có một lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Maria kể từ năm 1962 sau khi ông được trao lại một Chuổi Ngọc Mân Côi từ tay một người bạn ỏ Pháp trở về sau chuyến hành hương tại Lộ Đức. Ông tin rằng chính Đức Mẹ là Đấng đã giúp ông trải qua bao thử thách nguy nan qua lời nguyện cầu khẩn thiết mà ông hằng dâng lên Bà.

Năm 1981, nhờ sự hướng dẩn và giúp đở của một người bạn thâm giao là Cha Cao Văn Luận,  ông và người vợ là Hồng Hạnh đã được chính thức gia nhập vào Giáo Hội Công Giáo tại Bruxelles, Bỉ. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Jonathan Murphy, ông ghi nhận lại hai điều đã giúp ông vượt qua những ngày đen tối nhất của cuộc đời ông: lòng tin cậy vững bền và tình thương của vợ dành cho ông. Ông xác định: "Tôi là một người Công Giáo, và tôn giáo của tôi đã giúp tôi vượt qua khoảng thời gian đáng sợ đó. Và còn người vợ của tôi nữa. Chúng tôi đã kết hôn được 60 năm, và nếu không có sự gắn bó hỗ trợ của bà, thì nhiều lần tôi đã khó giữ được trọn vẹn niềm tin và hy vọng ". [3]

Sau khi di cư đến Bỉ, ông đã cộng tác với nhật báo Pháp ngữ "Le Soir" tại Bruxelles. Ông cũng là giảng viên của Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Việt Nam và là thành viên của Hiệp Hội Các Nhà Văn Bỉ (Sabam).

Song song với những hoạt động trên, ông còn đảm nhiệm chức vụ giám khảo Viện Tú Tài Quốc Tế cho các kỳ thi tốt nghiệp tại Genève và Londres.

Ông không ngừng hoạt động văn hoá, cập nhật và cho tái bản một số sách của mình, ấn hành một số sách mới và viết trên các tạp chí và báo chí ở Âu, Úc và Mỹ Châu. Việc làm và nổ lực của ông nói lên tất cả niềm hy vọng của ông trong việc góp phần vào sự bảo tồn lịch sử văn học và văn hóa Việt Nam, và đặc biệt cũng nói lên mối quan tâm của mình cho thế hệ trẻ lớn lên ở nước ngoài. [5]

Ba tác phẩm nỗi tiếng nhất và được đánh giá rất cao của Giáo sư Học giả Vũ Ký là "Luận Cương về Văn Hóa Việt Nam'', “Nghệ Thuật Viết Văn và Đọc Văn”, và "Về Nguồn".

Một số sách của ông được lưu trữ tại các thư viện công cộng ở California.

Theo lời của Tiến sĩ Lâm Lê Trinh: “Nghệ Thuật Viết Văn và Đọc Văn” và “Luận Cương về Văn Hóa Việt Nam” được chấp nhận là vật liệu cơ bản dành cho các nhà nghiên cứu và cho các sinh viên chuyên môn muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam qua các thời đại ... những sách này cung cấp phương pháp giúp vào việc cải cách văn hóa và giáo dục cho thời hậu cộng sản trên đất nước Việt Nam. [2]

Từ năm 1966, quyển giáo khoa ''Việt Văn Toàn Thư '' của ông đã được tuyển chọn làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về Văn Học Việt Nam và để giảng dạy tại Đại học Hawai, Hoa Kỳ. [4]

Năm 1982, Đại học Yale đã yêu cầu ông tham gia vào Hội đồng Nghiên Cứu Đông Nam Á, và nhiều tác phẩm của ông, như "Đạo làm người của Nguyễn Công Trứ", được lưu giữ lại làm tài liệu nhằm mục đích bảo vệ và duy trì văn hóa và văn học Việt Nam sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Năm 2003, Giáo sư Vũ Ký được đề cử chính thức dự giải Nobel Văn Chương qua sự tiến cử của Bà Minh Đức Hoài Trinh, nguyên Chủ tịch của Vietnamese International Pen Club.

Ông cũng là người Việt Nam nổi bật và được ghi vào trong danh sách ''Vẻ Vang Dân Việt" qua những thành tựu và sự đóng góp rất có giá trị của ông trong nhiều lãnh vực và cho cộng đồng tị nạn Việt Nam trên toàn thế giới [8].

Năm 2005, Trung tâm Văn hóa Xã hội Việt Nam tại Bruxelles đã tổ chức một buổi lể thật long trọng để vinh danh ông.[7]

Năm 2008, ông cho ấn hành quyển "Việt Nam Nostalgia" gồm những chuyện ngắn được ông chọn lọc và cho dịch sang Anh ngữ. Đó là tác phẩm tiếng Anh duy nhất và là tác phẩm cuối cùng của ông.

 

Đã được ấn hành [6]

 * Văn Học Việt Nam (Việt Văn Toàn Thư), Á Châu xuất bản, Sàigòn in lần thứ 3, 1972.

 * Những Vấn đề lớn trong nền Văn Học Việt Nam, nhà in Trí Đăng, 1974.

 * Đạo làm người của Nguyễn Công Trứ, nhà in Kim Ý Sàigòn, 1963. Quê Hương, Canada 1989.

 * Các nhà văn, nhà thơ Việt Nam và Thế giới. Kim Ý Bruxelles xuất bản, 1983.

 * Đạo làm người của Nguyễn Khuyến, nhà in Tân Việt, 1960

 * Nghị luận Văn học và Phổ thông (Tú Tài ABCD), 4 nhà xuất bản ở Sàigòn (Văn học Tùng thư, 1963;

 *  Đường Sáng, 1966; Sống Mới, 1968; Trí Đăng, 1973)

 * Muốn sống hạnh phúc, nhà in Khai Trí, 1971

 * Yêu Sống, cùng viết với Chu Tử, nhà in Khai Trí, 1963

 * Việt Văn Toàn Thư, Sống Mới xuất bản, 1968

 * Việt Nam Văn Học Lược Sử, nhà in Trí Đăng, 1974

 * Ấn tượng Một thời, nhà in Hưng Đạo, 1991

 * Truyện và Ký, nhà in MéKong Tị Nạn, 1992

 * Luận Cương về Văn Hóa Việt Nam, ấn hành bởi Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles, Belgium 1995; tái bản tại Hoa Kỳ, 1997.

 * Nghệ Thuật Viết Văn và Đọc Văn, 5 lần xuất bản: Quảng Đà, 1946; Phạm văn Tươi, 1957; Khai Trí, 1962;

 * Presses Universitaires, Bruxelles, 1985; Nguồn Sống, USA, 1999

 * Về Nguồn, Trung Tâm Văn hoá Xã hội Phật Giáo Việt Nam, Germany, 2002

 * La Culture vietnamienne et sa Destinée, Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles, Belgium, 1995

 * Le Tết et ses conférences, Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles, Belgium, 1996

 * Rapport aux générations futures, Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles, Belgium, 2003.

 * Vietnam Nostalgia, San Jose, USA, 2008. ISBN 978-0-615-36452-0

 

Bài Dịch

* Hồi ký của một Chú lừa (Diary of a Donkey), cùng chuyển ngữ với Vũ Khắc Vịnh, nguyên tác “ Les Mémoires d'un âne “ của Comtesse de Ségur, in bởi Trí Dũng, 1974

* Con phải sống (You Must Live), nguyên tác “ Tu seras un homme” của Simone Fabienne, (Trí Dũng, 1974)

* Tuổi Dậy Thì (Puberty), nguyên tác “La Désobéissance” của Alberto Moravia, An Tiêm xuất bản, 1975.

 

Sách trong thư viện

 • " Đạo làm người của Nguyễn Công Trứ "

http://id.loc.gov/authorities/names/n2011072846.html

http://catalogue.bnf.fr/servlet/biblio?idNoeud=1&ID=34957739&SN1=0&SN2=0&host=catalogue

 • " Việt văn toàn thư, Tú Tài l ban A.B.C.D: Soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo Dục. "

 http://uhmanoa.lib.hawaii.edu:7008/vwebv/holdingsInfo?searchId=6933&recCount=10&recPointer=19&bibId=804723

 • "Truyện và Ký"

 http://libsearch.santaclaraca.gov/iii/encore/record/C|Rb1254997|Svu+ky|Orightresult|X4?lang=eng&suite=def

 • "Luận Cương về Văn Hoá Việt-Nam. Tập I & II "

 http://discover.sjlibrary.org/iii/encore_sjpl/record/C__Rb2474011__Svu%20ky__P0%2C1__Orightresult__X4?lang=eng&suite=sjpl

 

 Tài liệu tham khảo

[1] http://lifeinlegacy.com/display.php?weekof=2008-11-15#P10387

[2] Ky, Vu (2008). ''Vietnam Nostalgia. Introduction by Nguyen Xuan Vinh, Ph.D. (Aero), D.Sc.(Math), Professor of Emeritus of Aerospace Engineering, University of Michigan, USA'', San Jose, USA. ISBN 978-0-615-36452-0

[3] Murphy, Jonathan. ''Nobel Calling'', ''The Bulletin (Brussels weekly)'', Brussels, 22 May 2003

[4] Ky, Vu (1991). ''Ấn tượng Một thời. Introduction by Dr. Hoang Do''

[5] Mahieddine, Farah. ''Depuis Auderghem, il lutte contre le régime vietnamien'', ''[[La Capitale (Belgique)]]'', Brussels, October 20, 2003, [http://www.lacapitale.be]

[6] Ky, Vu (2008). ''Vietnam Nostalgia'', San Jose, USA. ISBN 978-0-615-36452-0

[7] Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Việt Nam tại Bruxelles Vinh Danh Giáo Sư Học Giả Vũ Ký http://saigontimesusa.com/bai/vanchuong/trungtamvanhoa.shtml

[8] Minh, Trong (2003). ''The Pride of the Vietnamese'', Garden Grove, CA http://www.worldcat.org/title/pride-of-the-vietnamese/oclc/26750925

 

 

   

Thông báo:

DHPK Banner PK 2022